Gà há miệng thở là bệnh gì? Những điều người chăn nuôi cần biết

Trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là giống gà. Chắc hẳn bà con nông dân ít nhiều đều có hiểu biết về các bệnh gà thường gặp. Thế nhưng, khi gà há miệng thở, thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?

Cùng Đá Gà Campuchia tìm hiểu nguyên do và cách phòng chữa gà há miệng thở qua bài viết sau nhé!

gà há miệng thở

Gà há miệng thở có nguy hiểm không?

Chính xác thì khi đà gà của bạn xuất hiện trường hợp Gà há miệng thở thì đây chính là dấu hiệu báo gà mắc bệnh truyền nhiễm. Đây là loại bệnh nhiễm trùng do vi sinh vật gây ra. Chúng là căn bệnh hô hấp truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh từ gà khỏe sang gà bệnh. Theo hình thức tiếp xúc cách trực tiếp qua cơ thể hoặc gián tiếp qua môi trường, vật dụng sinh hoạt.

Tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ chết vì bệnh rất cao, có khả năng lên đến 100%. Vì vậy, khi phát hiện biểu hiện gà há miệng thở bà con nên ngay lập tức cách ly. Thực hiện các phương án điều trị ngay, giảm tối đa tổn thất trên đàn gà.

Nguyên nhân khiến gà há miệng thở

Để có biện pháp điều trị hiệu quả, người chăn nuôi cần xác định chính xác nguyên khiến gà há miệng thở. 

Sau khi tổng hợp và nghiên cứu nhiều trường hợp gà thở khò khè, rướn cổ, há miệng để thở. Đá Gà Campuchia đã xác định nguyên nhân chủ yếu khiến gà có biểu hiện trên là do bệnh lý.

Khi bà con thấy gà há miệng thở, rất có thể gà đã bị mắc một trong số các bệnh sau:

Bệnh CRD ở gà

Tên khoa học Chonic Respiratory Diseases. Bệnh CRD còn có tên khác là bệnh viêm đường hô hấp mạn tính. Bệnh do Mycoplasma gallspicum gây ra trên gà mọi lứa tuổi.

Chúng có mức độ thiệt hại lớn trên đàn gà bởi sự lây nhiễm theo nhiều hình thức. Lây truyền theo chiều ngang: qua đường tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Và cả lây từ bố mẹ nhiễm bệnh qua phôi trứng theo chiều dọc.

gà con há miệng thở
Bệnh CRD gây mức độ lây lan trên đàn nhanh chóng

Nếu gà bệnh CRD ghép bệnh ecoli trên gà thì sẽ càng làm tăng khả năng gà bệnh chết, giảm đẻ, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của gà.

Bệnh nấm phổi ở gà

Tên khoa học Aspergillus fumigatus. Do một dạng nấm mốc gây ra trên gà từ 1-3 tuần tuổi, đôi khi gặp ở gà 6-7 tuần tuổi. Gà trưởng thành ít mắc. Tỷ lệ nhiễm bệnh chết khá cao, chiếm 80%.

Gà khỏe có thể hít phải không khí có chứa các bào tử nấm. Hoặc trong máy ấp nở, chất độn chuồng bị lẫn các bào tử nấm. Gây ảnh hưởng đến hô hấp của gà. Tình trạng nghiêm trọng hơn nếu nhiễm độc huyết, toàn thân bị trúng độc và chết

Bệnh Newcastle trên gà – Bệnh gà rù – Dịch tả gà

Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Newcastle, thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Bệnh có thể xảy ra trên mọi giống gà và trong mọi độ tuổi của gà. Bệnh xảy ra quanh năm, tập trung chủ yếu vào vụ đông xuân.

gà há miệng thở dốc
Gà bệnh Newcastle nghiêm trọng, có nguy cơ diệt đàn

Phương thức lây truyền chủ yếu thông qua đường hô hấp, hệ tiêu hóa. Gà khỏe nhiễm bệnh khi tiếp xúc với chất nhầy từ mũi, miệng, họng và chất thải của gà chứa virus Newcastle.

Nếu không phát hiện nhanh, căn bệnh lây lan nhanh chóng này sẽ dẫn đến nguy cơ diệt đàn.

Bệnh ILT trên gà

Hay còn gọi là bệnhviêm thanh khí quản truyền nhiễm. Do virus Laryngotracheitis gây bệnh ở gà 4-18 tháng tuổi.

Bệnh ILT trên gà có thể xuất hiện quanh năm. Trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ bùng phát. Bệnh dễ lây lan qua đường không khí, sự tiếp xúc giữa con bệnh và con khỏe. Diễn ra dưới 3 hình thức: thể cấp tính, á cấp tính và mãn tính.

Triệu chứng trên gà há miệng thở

Đối với mỗi nguyên do bệnh lý gây bệnh gà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bà con cần nhận biết và phân biệt chính xác bệnh để tiến hành cứu chữa.

Bệnh CRD trên gà

  • Gà ủ rũ, kém ăn, gầy gò, xù lông.
  • Viêm xoang, mũi xuất hiện dịch nhầy chảy ra; ho khẹc nhiều vào đêm và sáng sớm.
  • Khi chuyển bệnh nặng, gà sẽ khó thở, gà há miệng thở, khi thở bụng phồng ra hóp vào.
  • Phần đầu, khớp sưng, đi lại khập khiễng.

Nấm phổi gia cầm

gà bị khò khè
Bệnh tích bệnh nấm phổi ở gà
  • Gà mất tinh thần, kém ăn, bỏ ăn, mắt lim dim, thích đứng tách đàn.
  • Các dấu hiệu hô hấp: Thở khó, khò khè, rướn cổ để gà há miệng thở.
  • Giảm tăng trọng, tiêu chảy, phân lỏng; có dịch nhớt lẫn máu chảy ra từ mắt, mũi.

Bệnh Newcastle

  • Gà ủ rũ, ít hoạt động, xã cánh.
  • Mắt lờ đờ, thở khó, nghe tiếng khò khè, mũi chảy dịch nhầy.
  • Hắt hơi, kêu “toác toác”.
  • Gà không thở được bằng mũi mà phải vươn cổ, gà há miệng thở.

Bệnh ILT Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

  • Chảy nước mũi, ho, khò khè, thở khó, hắt hơi sổ mũi.
  • Khóe mắt, hốc mắt có dịch nhớt chảy ra, khi khô quánh lại.
  • Gà vươn cổ, ho khan hoặc gà há miệng thở.
  • Dịch mũi đặc lẫn máu. 
thuốc trị khò khè cho gà
Gà bệnh ILT khó thở, phải rướn cổ lên há miệng thở

Các biện pháp phòng tránh bệnh

  • Đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi: Vệ sinh chuồng trại; các công tác ngăn ngừa, phòng bệnh.
  • Mua gà, trứng gà giống từ các cơ sở uy tín.
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi.
  • Thiết kế chuồng nuôi phù hợp theo tùy mục đích chăn nuôi nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.
  • Mật độ nuôi phù hợp.
  • Tiêm đầy đủ các loại vaccine cho gà theo lịch dự kiến.

Điều trị cho gà há miệng thở

Điều trị bệnh CRD trên gà

  • Tylan + Oxytetracylin liều mỗi loại bằng ½ liều hướng dẫn.
  • Tăng cường chăm sóc gà bệnh và khử trùng chuồng nuôi.
  • Dùng thuốc trợ sức trợ lực, bổ sung thêm Vitamin.

Điều trị bệnh Nấm phổi gia cầm

  • Cho gà uống hợp chất trị nấm: crystol-violet, brilliangreen, iodua-kali 0,8% làm giảm quá trình lây lan bệnh.
  • Kháng sinh: Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin
  • Tăng cường trợ sức trợ lực: MULTI – VITAMIN liều 1g/1l nước; SG.B.COMPLEX liều 2-3 g/ 1l nước uống.
thuốc trị bệnh gà khò khè
Bổ sung thuốc bổ, trợ sức trợ lực cho gà

Điều trị bệnh Newcastle

  • Sử dụng kháng thể Newcastle đem lại hiệu quả cao, giảm tỷ lệ gà chết trong vòng 24h – 48h.
  • Can thiệp trực tiếp vaccine Newcastle vào ổ bệnh.
  • Tăng cường trợ lực cho gà bệnh.

Điều trị bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

  • Sử dụng thuốc hạ sốt, long đờm Anagin C, Prednisolone.
  • Kháng sinh: Amoxicilin, Doxycilin.
  • Pha vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng, acid amin vào nước cho gà uống tự do.

Như vậy, nếu thấy đàn gà xuất hiện triệu chứng khó thở, gà há miệng thở kết hợp với các biểu hiện bệnh trên. Xác định được nguyên nhân cụ thể thì bà con đã có thể áp dụng hướng điều trị hiệu quả nhất.

Đá Gà Campuchia hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý độc giả trong việc phát hiện, kiểm soát và điều trị bệnh gà há miệng thở hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *